Bệnh bạch lỵ ở gà – Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh bạch lỵ ở gà là một căn bệnh phổ biến, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của gà, khiến chúng không thể khoẻ mình bình thường được. Vậy nguyên nhân là gì? Có triệu chứng ra sao? Có các loại thuốc gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây với ALO789 nhé.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh bạch lỵ ở gà?

Đây là một căn bệnh truyền nhiễm ở gà, xảy ra khá thường xuyên ở gà dưới 3 tuần tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chính là bởi vi khuẩn Salmonella Pullorum tạo nên bệnh này. Gà con sẽ kém dinh dưỡng và thường gặp lạnh thì xảy ra tình trạng bệnh này. 

Bệnh bạch lỵ sẽ lây truyền qua đường ăn uống hoặc là qua quả trứng gà, do gà mẹ mang trùng bệnh, có trứng mang bệnh, gà sẽ bị bệnh và dẫn trùng bệnh phát tán đi khắp môi trường xung quanh sinh sống. Vi khuẩn bệnh này cũng có thể lây qua đường ăn uống, khay trứng, chuồng trại côn trùng, chuột, con người,…

benh bach ly o ga benh tich
Nguyên nhân nào gây ra bệnh bạch lỵ ở gà?

Triệu chứng bạch lỵ ở gà

Dưới đây, hãy cùng ALO789 tìm hiểu về những triệu chứng bệnh bạch lỵ ở gà, có những dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Gia cầm bị đi tiêu chảy liên tục, phân có dạng sệt có màu trắng và bị bết dính ở phao câu.
  • Gà thường ủ rũ, sức ăn thì bình thường tuy nhiên bị gầy còm, bụng phình to ra và xệ xuống bởi phân bết dính ở phần hậu môn khiến cho gà không thể bài tiết.
  • Sau khi hậu môn của gà bị bịt kín sẽ dẫn đến tình trạng chướng bụng kém ăn, ủ rũ, có bụng chướng to rồi chết.
  • Gà trưởng thành thì giảm tỷ lệ đẻ, trứng thường không được tròn, bị dị dạng.
benh bach ly o ga nguyen nhan
Triệu chứng bạch lỵ

Bệnh tích bạch lỵ ở gà

Khi tiến hành mổ xác gà bị nhiễm căn bệnh này do vi khuẩn Salmonella Pullorum, thì bạn có thể thấy:

  • Gan gà bị hoại tử, bị sưng to.
  • Đường ruột chứa nhiều phân, còn gần đến hậu môn thì có phân trắng.
  • Lá lách có nhiều chỗ bị phình to, xuất huyết.
  • Gà chết dưới 10 ngày sẽ thấy một phần lòng đỏ còn chưa được hấp thụ hết ở trong khoang bụng.
  • Trong bao tử của gà có một lượng thức ăn không được tiêu hoá và còn đọng lại, có màu vàng sậm.
  • Đối với gà mái thường xuất hiện u nang ở buồng trứng, gà trống thì bị viêm tinh hoàn, có nhiều vết hoại tử màu trắng.
benh bach ly o ga trieu chung
Bệnh tích bạch lỵ ở chú gà

Một số biện pháp để phòng tránh căn bệnh bạch lỵ ở gà

Dưới đây là một số biện pháp giúp bà con phòng tránh được căn bệnh bạch lỵ ở gà đơn giản như sau:

  • Khi gà con mới bắt về thì nên cho uống BIO-TETRA.COLIVIT hoặc là  thuốc BIO-AMCOLI PLUS, phòng bệnh từ 3-5 ngày. Giai đoạn này, mỗi tuần phải dùng một đợt kháng sinh trong vòng 2 ngày.
  • Bạn phải sát trùng chuồng trại thật kỹ, cả dụng cụ nuôi hay thiết bị máy ấp. Bà con cũng phải chọn quả trúng sạch để đem ấp nở, trứng bẩn thì cần phải sát trùng bằng BIOXIDE với liều là 1ml pha trong 1 lít nước sạch.
  • Thời tiết thay đổi cần phải dùng nhiều loại kháng sinh như: Bio-vitamin 10%, để tăng sức đề kháng, phòng ngừa stress.
  • Khi vừa nhập gà con về phải cho cách ly riêng 10 ngày, theo dõi xem gà có mắc bệnh hay không.
  • Giữ khu vực chăn nuôi khô ráo, thoáng mát, luôn sạch sẽ, nhiều cây xanh.
  • Thức ăn cũng cần phải hợp vệ sinh, đảm bảo cung cấp nhiều dưỡng chất, các vitamin cho gà.

Phác đồ điều trị bệnh bạch lỵ ở gà hiệu quả nhất

ALO789 cập nhật giúp cho bà con một số phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất, chắc chắn sẽ thành công.

Phác đồ điều trị thứ 1

Bà con hãy sử dụng các loại thuốc trị bệnh bạch lỵ: T. AVIMYCIN + SUPER VITAMIN theo liều lượng: mỗi loại có 25gram cho 1000 con gà dùng 1 ngày. Qua ngày thứ 2 thì tăng lên 30 gram mỗi loại để cho 1000 gà dùng 1 ngày. Đến ngày thứ 3 thì bạn hãy tăng lên 35 gram mỗi loại áp dụng cho 1000 gà dùng 1 ngày.

Cách điều trị bệnh bạch lỵ ở gà phác đồ 2

Bà con hãy sử dụng kháng sinh Ampicoli cho gà uống với liều lượng: 1gram với 2 lít nước + enrofloxacin + men tiêu hóa + thuốc trợ sức cho gà B.Complex. Nếu thấy tình trạng của gà không thuyên giảm, bạn có thể sẽ tiêm trực tiếp Ampicoli với gà bị mắc bệnh nặng. Cần cho gà uống thuốc ngay đúng phác đồ trên khi gà bị tiêu chảy cấp.

Phác đồ thứ 3

Với bệnh bạch lỵ ở gà, bạn hãy sử dụng thuốc Acrisentin TS được nhập khẩu tại công ty SAN HEH, Đài Loan. Thuốc sẽ có thành phần chính là chất Trimethoprim với chất Sulfamethoxazol, có một mức độ phổ kháng khuẩn rộng nhằm chống lại nhiều vi khuẩn trên gà.

Ngoài ra, bạn hãy kết hợp sử dụng Enrocin 20% có là hoạt chất tên Enrofloxacin. Thuốc cũng có hoạt phổ kháng vi khuẩn khá rộng rãi với vi khuẩn Gram âm, Gram dương. Chính vì thế thuốc phòng chống được nhiều căn bệnh trên gà cực kỳ hiệu quả.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp cho bà con hiểu rõ hơn về căn bệnh bạch lỵ ở gà với nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh, điều trị,….Giờ thì bạn hãy cập nhật ngay nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong chăn nuôi gà tại website của ALO789 nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *